Nghe người Tây nói về sống thọ nhiều rồi giờ xem người Tàu (bro thân thiết của chúng ta) nói gì nghen :D
Mình vừa xem một video khá thú vị trên Youtube dưới góc nhìn của 1 bác sĩ Chinese Medicine về tuổi thọ, sức khỏe và khí (Qi) trong y học phương Đông.
Tên của video đấy là: "Lifespan For Humans | Can We All Live To 120?" (link mình để bên dưới)
Điều đầu tiên
Bất ngờ là trong cuốn “Sử ký” của Trung Quốc viết cách đây hơn 2.000 năm, đã có ghi chép rằng con người có thể sống đến 120 tuổi nếu sống “thuận tự nhiên”.
OK, mọi người có thể nghĩ: “Xưa lấy gì mà biết? Không có nghiên cứu, không có máy tính, lấy gì khẳng định được 120 là tuổi thọ tối đa?”
Nhưng bs này lập luận rằng => chính vì ngày xưa không dễ để ghi chép nên từng dòng chữ khắc lên tre (rất quý giá thời bấy giờ) => những điều thật sự tin là đúng.
Tiếp theo, bs đó đề cập tới lý thuyết này ngày nay lại được khoa học phương Tây ủng hộ. Giáo sư Leonard Hayflick - nhà sinh học tế bào tại Đại học California cho rằng:
"Tế bào người có thể phân chia số lần nhất định trước khi dừng lại và được gọi là “Giới hạn Hayflick”
=> Dựa vào tốc độ phân chia tế bào và các cơ chế tổn thương, GS tính ra rằng tuổi thọ tối đa của con người là… 120 năm.
Nghĩa là từ phương Đông cổ xưa đến sinh học phân tử hiện đại, đều đang nói với ta rằng:
Con người có khả năng sống lâu hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đang sống bây giờ bởi theo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình toàn cầu hiện tại chỉ khoảng 72 tuổi. Vậy là do đâu?
Câu trả lời nằm ở: "Qi" – khí sinh mệnh, theo y học cổ truyền Trung Quốc.
Bốn yếu tố âm thầm “rút ngắn tuổi thọ” mà chúng ta không để ý =>
Số 1: Cảm xúc
Căng thẳng, áp lực, lo toan, dục vọng… tất cả làm “khí” trong cơ thể lưu thông kém, gây rối loạn sinh học, tăng stress oxy hóa, giảm khả năng hồi phục.
Thiền, Qigong, thiền động – đều là cách để làm dịu tâm trí và điều hoà dòng khí.
Số 2: Giấc ngủ
Giấc ngủ không chỉ để nghỉ – mà để phục hồi khí.
Giờ vàng là 11h đêm – 3h sáng, khi gan – thận – não hoạt động tái tạo mạnh nhất. Thức khuya = đánh cắp tuổi thọ của chính mình.
Số 3: Chế độ ăn uống
Ăn thừa – ăn sai – ăn không hợp cơ địa → gây tổn hại lá lách (theo TCM: lá lách là trung tâm hấp thu khí huyết và dưỡng chất).
Không tiêu hoá được, không sinh khí → tế bào thiếu nuôi dưỡng.
Số 4: Tập luyện
Không vận động thì cơ thể trì trệ. Nhưng tập quá sức cũng làm hao tổn khí.
Cần chọn bài tập đúng với thể trạng, độ tuổi, nhịp sinh học.
Không chạy theo trend – mà tập để sống thuận theo thiên nhiên và nhịp sống của chính mình.
Mục tiêu cuối cùng là "Sự hợp nhất giữa tự nhiên và con người". Khi đạt được điều này, chúng ta có thể sống lâu khỏe mạnh và bình yên. Điều đó giúp cho chúng ta có thể sống cuộc đời mình một cách trọn vẹn
Và kết lại bằng một câu mình rất thích từ video:
“Sống bao lâu không quan trọng, miễn là sống một cuộc đời đầy màu sắc.”