🎾Tình huống lâm sàng
Nguyễn Thị H., 27 tuổi, nhân viên văn phòng, đến khám vì mệt mỏi kéo dài. Bệnh nhân cho biết tình trạng mệt tăng dần trong 3 tháng gần đây, kèm theo da xanh xao, chóng mặt nhẹ khi đứng dậy nhanh. Khai thác thêm bệnh sử, bệnh nhân có kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày mỗi chu kỳ, lượng máu ra nhiều trong vòng 6 tháng qua. Không ghi nhận tiền sử bệnh lý khác.
Khám lâm sàng ghi nhận: da và niêm nhợt, nhịp tim nhanh 110 lần/phút, huyết áp bình thường. Không ghi nhận dấu hiệu phù, xuất huyết bất thường hay tổn thương cơ quan khác.
Xét nghiệm công thức máu:
• Hb: 8 g/dL
• Hct: 28%
• Số lượng hồng cầu: 4,8 triệu/mm³
• MCV: 70 fL
• MCH: 22 pg
• RDW: tăng
Xét nghiệm bổ sung:
• Sắt huyết thanh: giảm
• Ferritin: giảm
• Transferrin: tăng
⛹🏻♂️⛹🏻♂️
1. Bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Dựa vào:
• MCV < 80 fL (MCV của bệnh nhân: 70 fL) → hồng cầu nhỏ.
• MCH giảm (22 pg) → hồng cầu nhược sắc.
• Hb giảm → thiếu máu.
2. Các nguyên nhân thường gặp:
• Thiếu sắt (phổ biến nhất).
• Bệnh mạn tính (viêm nhiễm kéo dài).
• Thalassemia (bệnh lý di truyền).
• Ngộ độc chì.
• Bệnh lý rối loạn chuyển hóa sắt (hiếm gặp).
3. Các xét nghiệm giúp xác định thiếu máu thiếu sắt:
• Sắt huyết thanh giảm.
• Ferritin giảm (dấu hiệu nhạy nhất, trừ khi có viêm).
• TIBC (năng lực gắn sắt toàn phần) và transferrin tăng.
• Độ bão hòa transferrin giảm.
🥝🥝🥝🍑🍑
Kế hoạch điều trị:
• Bổ sung sắt đường uống (ưu tiên): Ferrous sulfate 325 mg x 1–2 lần/ngày.
• Uống sắt cùng vitamin C để tăng hấp thu.
• Điều trị nguyên nhân mất máu (rong kinh): khám chuyên khoa Phụ sản để can thiệp phù hợp.
• Theo dõi công thức máu định kỳ mỗi 4 tuần.
🥦🥦🥦 Nếu không đáp ứng:
• Kém tuân thủ điều trị (uống thuốc không đều).
• Kém hấp thu sắt (bệnh lý đường tiêu hóa như celiac, viêm dạ dày).
• Mất máu tiếp diễn (ví dụ: rong kinh chưa kiểm soát).
• Dùng thuốc sai cách (dùng cùng thức ăn ức chế hấp thu sắt như trà, cà phê)…
⸻
Bác sĩ nội trú